Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XXIV Mùa Thường Niên (Lc 8,1-3 ) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ SÁU TUẦN XXIV MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Lc 8,1-3

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I : 1 Cr 15,12-20

“ Sao trong anh em có người lại nói. . .?” Một lần nữa, phaolô đi từ một câu hỏi, một điểm nghi ngờ, một điều khó khăn về đức tin của dân chúng thời ông: Những người Hy Lạp, có đầu óc rất duy lý, có xu hướng nghĩ rằng “ sự xác sống lại” (xác đã bị chôn vùi hay hỏa táng... đã mục nát) nói theo triết lý thì không thể có được. Vả lại, sự xác loài người sống lại thật là một đề tài của “ đức tin" : Ta không thể tưởng tượng nó sẽ thể hiện cách nào, vì đó là một mầu nhiệm cao cả…Về điểm ấy con người ngày nay, đã thừa hưởng nhiều nơi người Hy Lạp. . . cũng nghi ngờ rất dễ dàng.

Chúng tôi rao giảng rằng Đức Kitô đã từ cõi chết trỗi dậy.

Phaolô nói rằng ông "hô lớn tiếng cho thế gian biết Đức Giêsu đã sống lại”. Tiếng hô cũng là một tiếng nói, mà t.iếng

nói mãnh liệt, đầy tình cảm và xúc động, một lời có tác động

thức tỉnh người nghe và làm họ giật mình. . . Sau cùng, là một lời nói cấp bách : lúc gặp nguy hiểm người ta hô lớn tiếng, để nhanh chóng báo động các người chung quanh...

Đức tin của tôi vào Đức Kitô Phục sinh, có được các đức tính ấy không ? phải chăng đức tin của tôi còn ảm đạm lạnh lùng, hời hợt ? Có "in sâu vào lòng" như giới trẻ thời nay thường nói không ? Đức tin tôi có tác động toàn bộ con người tôi không : trí năng, trái tim, hành động.

Nếu Đức Kitô không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và đức tin của anh em cũng trống rỗng…

Sự sống lại và viên đá góc, là điểm căn bản của tôn giáo mới ! Nếu sự việc ấy không có thật, tất cả sẽ nên "trống rỗng" : hư vô : sứ điệp của các Tông-đồ…cũng như đức tin của các tín hữu, giải đáp cho điều đó.

Niềm vui phục sinh là nhãn hiệu của “ Kitô hữu”, là đặc tính chính yếu của họ. Tôi có tin vào điều ấy không ? niềm tin ấy có biểu lộ trong thái độ sống trong các phản ứng tự nhiên trước đau khổ và cái chết, trong tất cả những yêu sách đang đè nặng trên tôi không ?

Xin tạ ơn Người, lạy Chúa ! xin giúp chúng con cùng với Chúa làm chứng cho Tin Mừng.

Nếu Đức Kitô không sống lại, thì chúng tôi là những kẻ giả làm chứng nhân của Thiên Chúa.

Đúng, chính Thiên Chúa đã dấn thân vào sự sống lại. Sự chân xác của Người có liên can đến điểm căn bản trong “ kế hoạch của Người trên thế giới”. Người đã trực tiếp vận dụng chân lý của Người vào cuộc thách đố này : hoặc là có sự sống như lời Thiên Chúa đã phán…hoặc là phải thú nhận Thiên Chúa không hiện hữu…và bấy giờ, chúng ta trở thành những “chứng nhân giả”, chúng ta bênh vực một nguyên cớ không thể biện hộ, chúng ta là kẻ bịp bợm khi nói về Thiên Chúa. Như vậy, Thiên Chúa có hiện diện trong niềm xác tín căn bản của tôi không ?

Hay tôi chỉ là người có vài xác tín triết lý hay ý thức hệ, tuy có giá trị, nhưng còn cần ab2n cãi, vì vẫn thuộc lĩnh vực nhân loại ?

Tôi có cố gắng để nên chứng nhân thực sự của Thiên Chúa không ? Hay chỉ làm chứng cho "bản thân tôi”, cho các ý kiến và các quan điểm của tôi ?

Nếu Đức Kitô đã không sống lại thì anh em chưa được cứu khỏi tội lỗi anh em... Cả những người đã chết…cũng bị tiêu vong ?

Đây là luận cứ thứ ba.

Sự sống lại là một “ sức mạnh để hành động" có tiêu diệt tội lỗi và sự chết. Quả thực, mầu nhiệm Phục sinh có hai bộ mặt : Trước tiên là một sự lịch sử đã xảy ra một lần, tại Giêrusalem…

Và cũng là một thực tại trường tồn hoạt động giữa lòng thế giới mỗi ngày.

Sự sống thần linh đã làm Đức Giêsu từ cõi chết sống lại vẫn tiếp tục làm cho con người trỗi dậy khỏi tội lỗi và sự chết ở khắp nơi. Đó có phải là đức tin của tôi không ?

Bài đọc II : 1 Tm 6,2-12

Con thân mến, con hãy giảng dạy và khuyên nhủ những điều này. Nếu ai giảng dạy điều chi khác lạ và không thành tín nắm giữ vững những lời giáo huấn lành mạnh của Chúa chúng ta, là Đức Giêsu và giáo lý phù hợp với đạo đức, thì người đó là kẻ mù quáng vì kiêu ngạo, không hiểu biết gì.

Thời đại chúng ta nổi bật với những ý kiến mang một âm điệu chướng tai khác thường. Người ta có cảm tưởng là không còn . "chân lý " nữa. Người ta có thể quả quyết được hết : Một sự việc nào đó, cũng nhừ điều mâu thuẫn với nó ! Các giá trị lớn lao nhất, những nguyên tắc linh thánh nhất, đức tin... đều bị đặt thành vấn đề tranh cãi.

Đã có những sai lầm trầm trọng thời Thánh Phaolô. Và ngài đã đòi vị "giám mục” (mà ý nghĩa thông dụng là "Giám sự ") phải quan tâm tới chân lý đúng đắn : tiêu chuẩn vững chắc, đó là "Tin mừng, Lời Chúa Giêsu”.

Giữa những đầu độc đủ loại, mà chúng ta bị tấn công, các Kitô hữu cần phải gắn bó hơn với lời Chúa.

Thánh Phaolô nói án phạt tồi tệ nhất của “ sự lầm lạc về giáo thuyết”, “phản chân lý”, chính vì con người đưa nó ra, lại tự mãn về chính mình và không biết gì hết, trong lĩnh vực khoa học thật hiển nhiên : Chẳng hạn, nếu tôi quả quyết rằng mặt trời là một tinh tú băng lạnh…thì điều đó cũng không ngăn cản mặt trời thiêu đốt mà giản dị là chính tôi lầm lẫn và tự cô-lập, tự mãn một cách phi lý và lố bịch. Tương tự như vậy trong lĩnh vực luân lý và tôn giáo : chẳng hạn, nếu tôi quả quyết rằng một thái độ nào đó là tốt đang khi là xấu… thì điều đó dứt khoát không cản được sức phá hại của sự dữ.

Người đó mải mê về những truyện bàn cãi và tranh chấp danh từ... Do đó phát sinh ra sự ghen tương, tranh chấp, lăng nhục, nghi ngờ với ác tâm, và những cuộc cãi cọ dai dẳng của những người hư hỏng tinh thần.

"Cơn bệnh" mà Phaolô nói đến cũng chính là căn bệnh của thời đại, của, Hội Thánh hiện thời của chúng ta đó là những đối kháng, những tranh chấp giữa các nhóm, những nghi kỵ.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con nên những con người cởi mở, cảm thông, và đừng thành những người câu nệ, hẹp hòi, bè phái.

Những người hư hỏng tinh thần và thiếu thốn chân lý. Họ coi đạo đức là một nguồn lợi.

Không làm bộ, ở đây Thánh Phaolô quả quyết một nguyên tắc luân lý trong sáng đặc biệt : Chính "vi thú, lợi lộc" riêng tư làm sai lạc tinh thần, làm chỗ người ta chọn những lập trường sai lạc. Thực vậy, tính ham tiền bạc và vui thú, có thể

dẫn tới chỗ biện minh cho tất cả. Hãy xét cho kỹ : sau ma túy là tiền bạc… sau sách báo khiêu dâm là tiền bạc... sau những bạo lực, áp lực trong xã hội, sau phim ảnh và thông tin giật gân là tiền bạc…và Thánh Phaolô dám quả quyết rằng, điều phân biệt linh mục tốt và linh mục xấu, chính là sự vô vị lợi của linh mục tốt và sự ham muốn của linh mục xấu.

Từ đó Phaolô sẽ cung ứng cho chúng ta một tiểu luận về tiền bạc :

1. Bằng lòng với số phận mình…

Đây là nguyên tắc sơ yếu của khôn ngoan.

2. Chúng ta đã không mang gì vào thế gian này, và chắc chắn chúng ta sẽ không thể lấy ra được gì.

Két bạc không đi theo quan tài !

3. Khi mà chúng ta có cơm ăn và áo mặc, chúng ta hãy lấy thế làm thỏa mãn. Hạnh phúc thật là giản dị…đối với những ai biết khiêm tốn.

4. Còn những kẻ muốn làm giàu họ sa vào nhiều dục vọng điên rồ…

BÀI TIN MỪNG : Lc 8, 1-3

Luca là thánh sử duy nhất bàn tới các phụ nữ, cùng với “tên” của họ, đi theo Đức Giêsu trong những cuộc hành trình của Người.

Đức Giêsu rảo qua các thành phố, làng mạc, rao giảng và loan báo Tin Mừng về nước Thiên Chúa.

Thỉnh thoảng nên suy niệm về từ “ Tin Mừng” : tiếng Hy lạp là “ Eu-aggelion”. Đó là diều Đức Giêsu loan báo, là điều tốt lành ! không bao giờ một nhà giảng thuyết nói về vấn đề nào đó thuộc lãnh vực đức tin, mà trước tiên vị đó lại không tự mình cảm nhận “ đề tài mà ông muốn rình bày” là điều rất “tốt” cho người nghe ! Nước Thiên Chúa là một Tin Mừng !

không khi nào một giáo lý viên trình bày giáo lý, mà lại không cảm thấy trước trong lòng điều sẽ được truyền đạt cho trẻ em là điều rất “ tốt” cho chúng !

Cũng vậy, không bao giờ một Kitô hữu nói về đức tin của mình cho những người không tin hay lãnh đạm, mà trước tiên không đề cao đức tin đó là điều “tốt” cho mình, hay có thể “ loan báo” nó như thế nào ?

Cùng đi với nhòm Mười Hai và mấy người phụ nữ.

Thứ ba vừa rồi, đoạn Tin Mừng đã kể lại việc Đức Giêsu cho con trai bà góa phụ thành Naim sống lại. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã phục hồi danh dự cho một phụ nữ tội lỗi tại nhà ông Pharisêu Simon.

Không có một thánh sử nào hơn Luca đã dành cho phụ nữ một địa vị cao hơn : Ta hãy nghĩ đến vai trò chính yếu của Đức Maria trong những trình thuật về thời thơ ấu của Đức Giêsu... Ta hãy nghĩ đến đoạn văn nói về Martha và Maria (Lc lo,38) mà chỉ mình Luca thuật lại.

Mấy người phụ nữ đã được Người trừ quỷ và chữa cho khỏi bệnh.

Luca hướng ý chúng ta đặc biệt tới điểm này : đó là những người bị quỷ ám xưa kia. Xác quyết của ông lưu ý ta : đối với Cựu ước, cũng như đối với nhiều nền văn minh cổ, phụ nữ được coi như một loại “ cấm kỵ", như đối tượng cho các sức mạnh kỳ bí xâm chiếm (Lc 4,38,13,16-18, 43).

Ngay người phụ nữ cũng chấp nhận số phận "bị đặt ra ngoài lề” đầy bi đát này : người phụ nữ Samaria mà Đức Giêsu xin nước, đã ngạc nhiên vì Người đám nói chuyện với một phụ nữ (Ga 4,9). Do đó, Đức Giêsu đến giải phóng hoàn toàn người nữ : trong tinh thần và trong thái độ của Chúa, không có sự khác biệt nào giữa đàn ông và đàn bà. Và vị thánh sử quả quyết, cùng với Nhóm Mười Hai, còn có một Nhóm phụ nữ đi theo Đức Giêsu.

Bà Maria gọi là Mađalena, người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ, bà Gioanna, vợ ông Khuyda quản lý của vua Hêrodê, bà Susanna và nhiều bà khác nữa.

Ta đừng quên rằng, các Thầy thông luật thời đó, loại trừ các phụ nữ ra khỏi nhóm đồ đệ của họ. Cũng đừng quên rằng, theo cách tổ chức Do Thái giáo thời đó, các phụ nữ vừa mới được tham dự vào sinh hoạt cộng đoàn . Họ có thể tham dự vào việc thờ tự của hội đường, nhưng họ không bó buộc phải đến đó. Phụng vụ chỉ bắt đầu khi có ít nhất 10 người đàn ông, trong khi phụ nữ không được đếm xỉa tới.

Vì thế, truyền thống kể lại, những cuộc hiện ra đầu tiên của Đấng Phục sinh đã dành cho phụ nữ (Lc 24,10) và chắc chắn là cho những phụ nữ mà lúc ghi nhận ở đây. Theo sát Đức Giêsu từ lúc khởi sự sứ vụ của Người, cùng với Nhóm mười Hai, các người nữ cũng ngang bằng với các ông để loan báo "Tin Mừng”.

Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giêsu.

Tin Mừng thật hiện thực ; cần có tiền mới có thể loan báo Tin Mừng ! Nếu Nhóm Mười Hai và Đức Giêsu hình như rất thanh thoát, không lo lắng tới vật chất, là vì đã có các người nữ nắm giúp việc quản lý tài chính ? Đó là công việc đầu tiên, giúp an tâm thực hiện những việc còn lại. Tôi có là người dễ mang mặc cảm thành kiến về những công việc tầm thường không ? Hay tôi biết gán cho chúng một giá trị thần linh ?

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

HOÀN CẢNH :

Lu-ca là thánh sử đặc biệt nói đến các phụ nữ được Đức Giê-su lưu tâm :

- Người cho con trai bà góa thành Naim sống lại (Lc 7,11-17).

- Người phục hồi phẩm giá cho một phụ nữ tội lỗi tại nhà ông biệt phái Si mon (Lc 7,36-50)

- Và trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh sử Lu-ca bàn tới các phụ nữ đi theo Đức Giê-su trong những cuộc hành trình truyền giáo của Người.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng ngày hôm nay ghi lại việc các phụ nữ đi theo và phục vụ Đức Giê-su cùng các môn đệ trong công tác truyền giáo.

TÌM HIỂU:

1. “ Đức Giê-su qua các thành phố …”

Câu náy tóm lược sứ vụ, công việc và nội dung rao giảng của Đức Giê-su.

2. “Cùng đi với Người …”

Giới thiệu những cộng sự viên rao giảng của Chúa gồm có hai nhóm, nhóm mười hai và các phụ nữ.

3. “Các bà này đã lấy của cải mình …”

Giới thiệu công việc tông đồ của các phụ nữ.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :

Đặt bài Tin Mừng này trong hoàn cảnh xã hội Do Thái thời Đức Giê-su, người đàn bà là đối tượng của nhiều cấm kỵ :

- Các giáo sĩ Do Thái không nhận phụ nữ làm môn đệ.

- màu nhiệm tội lỗi và nô lệ đè nặng lên người phụ nữ, giới hạn chỗ đứng của họ trong đời sống xã hội …

Chúng ta nhận ra rằng :

1. Chúa Giê-su giải thoát giới phụ nữ khỏi sự cấm đoạt của Cựu Ước, vì người đã để ý đến họ (7.11-17); cứu chữ họ (7,36-50); và tiếp nhận họ trong vai trò truyền giáo (8,1-3).

2. Sự hiện diện của phụ nữ chung quanh Chúa Giê-su Ki-tô cho thấy vai trò của họ trong công tác truyền giáo là cần thiết. Chính Lu-ca đã thu lượm được nhiều tin tức nơi nhóm phụ nữ, đặc biệt những cuộc hiện ra với họ sau khi Chúa Giê-su sống lại (Lc 24,9-11).

3. Trong tinh thần và thái độ của Chúa Giê-su, không có sự phân biệt đối xử đàn ông và đàn bà, vì “cùng với nhóm mười hai còn có một nhóm phụ nữ đi theo Chúa Giê-su”.

4. “Có nhiều bà đã được Chúa Giê-su trừ quỷ cho và chữa lành bệnh”

Khi minh xác như thế, thánh Lu-ca muốn nhấn mạnh rằng, người phụ nữ cũng được hưởng hoàn toàn công cuộc cứu chuộc của Chúa Giê-su. như vậy, Chúa đã phục hồi cho người phụ nữ nhân phẩm của một con người có trách nhiệm, được thiên Chúa trao phó một sứ mạng như người đàn ông.

5. Sống giữa một thế giới mà người ta sáng chế ra nhiều thuật trình diễn và quảng cáo nơi phái yếu như đồ vật cung cấp lạc thú và yểm trợ các lợi lộc kinh tế, các phụ nữ kitô giáo có một vai trò quan trọng là góp sức vào việc nâng cao nhân phẩm của họ, của gia đình họ cho phù hợp với ý hướng của Tin Mừng hôm nay.

6. Trong việc rao giảng Tin Mừng qua các làng mạc và thành thị Chúa Giê-su đã huấn luyện những người tiếp tục công việc của người cả nam lẫn nữ, thì qua các thế hệ về sau tất cả Kitô hữu nam cũng như nữ, cũng vẫn được mời gọi và được huấn luyện để làm tông đồ : ai nấy đều phải cố gắng hoạt động tùy theo ơn gọi, khả năng và ân điển Chúa ban cho./.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.